- Vị trí: Ở chân tóc sau gáy, chỗ lõm ngoài gân lớn.(Cách huyệt Á môn (Du/GV 15) khoảng 1,3 thốn ở vùng bám của cơ thang ở mép dưới chẩm gần điểm thoát của dây thần kinh chẩm lớn.Cách xác định:Với đầu ở tư thế thẳng đứng và thoải mái, trước tiên hãy tìm huyệt Phong trì (Gb 20) dưới bờ dưới của chẩm trong hố giữa các điểm bám của cơ ức đòn chũm và cơ thang. Từ đó, trượt về phía trong và dưới một góc khoảng 45° cho đến khi ngón tay bị kẹt vào chỗ phình ra của cơ thang. Đây là vị trí huyệt Thiên trụ (Bl 10). Để tham khảo: Nếu đặt ngón giữa trái vào huyệt Phong trì (Gb 20) ở phía bên trái, ngón trỏ trái (ngắn hơn) sẽ chỉ vào huyệt Thiên trụ (Bl 10).Nằm trên cùng mức là huyệt Á môn (Du/GV 15) trên đốt trục (đốt có mỏm gai sờ thấy được đầu tiên). - Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hoặc nằm sấp, ở huyệt Á môn ra 2 cạnh 1,3 thốn (khoảng về ngang ngón tay), chỗ lõm ngoài gân lớn sau gáy. - Cách châm cứu: Châm đứng kim hoặc châm từ ngoài vào trong, sâu 0,5- 1 thốn, CẤM CỨU. - Chủ trị: Đau phía sau đầu; cổ, gáy bong gân; sái cổ; tắc mũi; mất ngủ; viêm hầu họng; bệnh thần kinh chức năng, bệnh thần kinh suy nhược; đầu choáng váng; đầu nặng; bệnh mắt; điên động kinh; trẻ em kinh phong; chân không đỡ được mình mẩy; vai và bả vai đau muốn gãy; não nặng như lòi ra; đỉnh như bị bạt. - Tác dụng phối hợp: với Phong trì trị sốt cao không ra mồ hôi; với Hậu khê trị sái cổ; với Dưỡng lão chữa đau vai; với Thiếu dương trị viêm hầu họng; với Lạc chẩm trị cứng gáy; với Đào đạo, Côn lôn trị hoa mắt, mắt như lòi ra; với Thiếu thương trị ho kéo dài lâu ngày.