7.11. ĐẠI TRỮ

Thứ bảy - 24/02/2024 02:21
7.11. ĐẠI TRỮ
11.ĐẠI TRỮ:大杼(Cái thoi lớn; huyệt Hội của Cốt)

- Vị trí: Ở hai bên dưới đốt sống 1, chỗ đó hội với biệt lạc của Đốc mạch, Thủ túc thái dương, Thiếu dương.( Cách đường giữa 1,5 thốn, ngang mức mép dưới mỏm gai của đốt sống T1 (với vai rũ xuống xấp xỉ mức mỏm cùng vai). Cách xác định: Đầu tiên, xác định mỏm gai đốt sống C7. Mỏm gai đốt sống tiếp theo phía dưới là T1. Vị trí huyệt Đại trữ (Bl 11) từ bờ dưới mỏm gai đốt sống T1 ngang ra 1,5 thốn, ở điểm cao nhất của cơ cạnh cột sống.Nằm trên cùng mức là huyệt Đào đạo (Du/GV 13) trên đường chính giữa; Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊 Ex-B 2) đường chính giữa ra 0,5 thốn; huyệt Kiên ngoại du (Dü/SI 14) đường chính giữa ra 3 thốn).
- Cách lấy huyệt: Từ giữa gáy thẳng xuống, trước hết là gặp một mỏm xương sống lồi cao, đó là mỏm gai đốt sống cổ 7, lại xuống thân một đốt nữa, đó là đốt sống lưng 1, lấy chỗ lõm dưới đốt sống lưng 1 này đo sang hai bên, mỗi bên 1,5 thốn là huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, cứu 3 - 7 mồi, hơ từ 10- 20’, « Tư sinh Kinh » nói: « Không phải đại cấp không cứu ».
- Chủ trị: Ho hắng; đau răng; đau sau đầu; phát sốt; xương bả vai đau buốt; sốt rét; gáy cứng đau; viêm hầu họng; cảm mạo; viêm phế quản; viêm phổi; viêm mạc lồng ngực; lao xương; viêm khớp; chi thể tê bại; đau xương sống vùng thắt lưng; xuyễn tức ngực; giật duỗi (khê túng); đầu gối đau không thể co duỗi; co giật cứng cột sống; thương hàn mồ hôi không ra; nhiệt nhiều quá không hết; đầu phong rét run; đầu choáng choáng; lao khí; mình nóng mắt hoa; bụng đau; đứng ngã xuống; không thể đứng lâu được; phiền tức bứt rứt lý cấp; mình không yên; gân co.
Đông Viên nói: «Cốt hội Đại trữ» - «Khí của ngũ tạng loạn ở trên đầu, lấy Thiên trụ, Đại trữ, không bổ, không tả, lấy dần khí mà khỏi».
Nạn Kinh nói:   «Cốt hội Đại trữ», Sớ nói: «Bệnh xương chữa ở đó»; Viên Thị nói: « Vai có thể gánh nặng, đó là cốt hội Đại trữ ».
- Tác dụng phối hợp: với Trường cường chữa đau tức ở Tiểu trường; với Chiên trung, Phong long trị hen xuyễn; với Đại chùy, Thân trụ, Chí dương, Cân súc, Dương quan trị viêm cột sống do phong thấp; với Phế du, Trung phủ, Khổng tối trị viêm phổi; với Phong trì, Phong môn, Phế du trị cảm mạo; với Cách quan, Thủy phân trị cột sống cấp cứng.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây