5. DƯƠNG KHÊ: 陽溪(Khe suối ở mặt dương; có tên là Trung khôi; huyệt Kinh, Hỏa) -Vị trí: Ở chỗ lõm phía cạnh quay trên mu bàn tay, giữa khe gân cơ duỗi ngắn, duỗi dài, chỗ mạch thủ dương minh Đại trường hành là Kinh, Hỏa. ( Ở phía xương quay của cổ tay, trên mu tay, với ngón cái dạng ra, ở chỗ lõm (“hố lào”) giữa các gân cơ duỗi dài ngón tay cái và gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái. Cách xác định: Khi ngón tay cái xòe ra, tạo thành một cái hõm “hố lào” ở phía xương quay của cổ tay, trên mu tay, nó hướng về phía cơ thể khi giữ bàn tay ở vị trí nằm ngang. Huyệt nằm trên khớp cổ tay, có thể sờ thấy bằng chuyển động cổ tay. Từ huyệt Dương khê (Li 5) đi về phía lòng bàn tay ngang qua gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái, huyệt Thái uyên (Lu 9) cũng nằm trên khe khớp cổ tay). - Cách châm cứu: châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 10 - 15 phút - Chủ trị: Đau đầu, tai điếc, đau mắt, tai ù, đau răng, đau cổ tay, trẻ em tiêu hóa kém, bệnh tật ở khớp và tổ chức phần mềm quanh khớp, khuỷu cánh tay không giơ lên được, đau cuống lưỡi, đau mắt đỏ, mắt có màng, nói cuồng, hay cười, thấy quỷ, bệnh nhiệt mà tâm buồn bẳn, toét mắt, quyết nghịch, ngực tức không thở được, bệnh sốt rét nóng lạnh, ho lạnh nôn ra nước bọt, hầu bại, tai kêu, kinh sợ co khuỷu tay, ghẻ lở. - Tác dụng phối hợp: với Liệt khuyết trị bệnh ở gần đầu cơ vùng cổ tay; với Hợp cốc trị mắt đỏ đau.