13.15. CƯU VĨ

Thứ hai - 26/02/2024 02:20
13.15. CƯU VĨ
15.CƯU VĨ:鳩尾(Đuôi chim bồ cầu;có tên là Vĩ ế- Kiệt khao; huyệt Lạc với Mạch Đốc)

- Vị trí: Ở giữa rốn lên 7 thốn, ở mũi nhọn xương ức, dưới lõm ức 1 thốn, Nhâm mạch, biệt lạc nối với Đốc mạch ở đó. « Đồng Nhân » CẤM CỨU, cứu ở đó làm người ta ít tâm lực, (thầy thuốc) rất diệu tay mới châm, không tự nhiên (lại) châm lấy (đi) nhiều khí, làm cho người ra chết non.( Nằm trên đường giữa bụng, dưới góc ức sườn 1 thốn. Cách xác định: Khoảng cách giữa góc ức sườn và rốn được chia thành 8 thốn đồng thân (lưu ý: tỉ lệ theo từng người). Đo khoảng cách từ góc ức sườn xuống 1 thốn và xác định huyệt Cưu vĩ (Ren 15) ở đó. Nó thường nằm ngay dưới phần cuối của mỏm ức, nhưng tùy thuộc vào từng cơ thể, nó cũng có thể nằm trên mỏm ức).
- Cách châm cứu: Châm chếch mũi kim xuống sâu 0,5 – 1,5 thốn, KHÔNG CỨU.
- Chủ trị: Đau vùng tim ngực; chứng nghẹn; điên cuồng; động kinh; tim cắn đau; nấc; bệnh tinh thần; hen xuyễn; thở bôn (chạy); bệnh nhiệt; đau bên đầu dẫn vào khóe mắt; sặc xuyễn; hầu kêu; ngực tức ho nôn; hầu bại họng sưng; nước sền sệt cũng không xuống qua họng được; điên nhàn chạy cuồng; lời nói không (nghiêm) luật; trong tâm trí bứt rứt; không muốn nghe người nói; hay nhổ ra máu; tâm sợ hồi hộp; tinh thần hao tán; ít tuổi mà mệt mỏi vì phòng dục; ngắn hơi; ít hơi; trào ngược.
- Tác dụng phối hợp: với Thần khuyết, Hậu khê trị điên cuồng động kinh.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây