14.CỰ KHUYẾT:巨闕(Cửa khuyết rất to, chỗ đào bới rất lớn)
- Vị trí: Ở chính giữa rốn thẳng lên 6 thốn, dưới huyệt Cưu vĩ 1 thốn, là Mộ huyệt của Tâm.( Nằm trên đường giữa bụng, dưới góc ức sườn 2 thốn.Cách xác định:Khoảng cách giữa góc ức sườn và rốn được chia thành 8 thốn đồng thân (lưu ý: tỉ lệ theo từng người). Trên đoạn đường này, góc ức sườn xuống 2 thốn là huyệt Cự khuyết (Ren 14).Hoặc: Trước tiên xác định điểm giữa góc ức sườn và rốn (là vị trí huyệt Trung quản (Ren 12). Sau đó xác định điểm giữa Ren 12 và góc ức sườn và định vị huyệt Cự khuyết (Ren 14) ở đây.Nằm ở cùng độ cao là các huyệt: huyệt U môn (Ni/KID 21), đường giữa bụng sang 0,5 thốn; huyệt Bất dung (Ma/ST 19) cách đường giữa bụng 2 thốn và huyệt Kỳ môn (Le/LIV 14) thẳng đường vú ở khe gian sườn thứ 6). -Cách châm cứu: Châm chếch mũi kim trở xuống sâu 0,3 - 0,5 thốn, cứu 5 - 10 mồi, hơ 10 – 20’. - Chủ trị: Đau vùng tim ngực; nghẹn; điên cuồng; động kinh; bệnh tinh thần; điên nhàn; tim cắn đau; đau dạ dày; nôn mửa; co thắt cơ hoành; giun chui ống mật; viêm gan mãn tính; khí lên ho hắng; thổn thức; phiên vị; nói nhảm, cáu cuồng; vàng da; đau bụng trên do giun đũa; ngực tức mà ngắn hơi; lưng đau; nhiều loại đau tim; đau lạnh; trúng độc mèo quỷ; trong ngực có đàm ẩm; hoắc loạn bất tỉnh; hoảng hốt không dứt; thương hàn phiền tâm; hồ sán; phiền nhiệt; khí 5 tạng cùng khô; tự nhiên đau tim ngất; có chửa mà thai xông lên tim làm mê mệt bứt rứt, châm Cự khuyết hạ kim làm người ta tỉnh ngay không bứt rứt. - Tác dụng phối hợp: với Tâm du, Khích môn, Thông lý trị tim cắn đau; với Phong trì thấu Phong trì bên đối diện, Túc tam lý, Nội quan trị thần kinh phân liệt; với Đại chùy, Nhân trung, Yêu kỳ, Nội quan trị điên nhàn; với Thiên tỉnh, Tâm du trị tim hoảng hốt; với Tâm du trị phiền tâm.