6. THIÊN LỊCH: 偏歷(Chỗ mạch đi qua mà lệch; huyệt Lạc với Thủ Thái âm phế)
-Vị trí: Tại mặt sau xương quay, cách cổ tay 3 thốn, mạch thủ Dương minh tách đi sang Thái âm. ( Cách huyệt Dương khê (Di 5, giữa hố lào) 3 thốn, trên đường nối huyệt Dương khê (Di 5) - huyệt Khúc trì (Di 11) giữa cơ dạng dài ngón tay cái và cơ duỗi ngắn ngón tay cái, chỗ tiếp giáp giữa gân và cơ. . Cách xác định: Lưu ý: Đường nối huyệt Dương khê (Di 5) - huyệt Khúc trì (Di 11) chạy dọc theo đường viền xương quay cạnh cẳng tay trong tư thế ngửa, nhưng chạy dọc theo cẳng tay ở tư thế úp. Huyệt Thiên lịch (Di 6) nằm trên mặt lưng của xương quay và có vị trí ở trên đường nối của cẳng tay với nếp gấp của khuỷu tay. Đo từ huyệt Dương khê (Di 5, giữa hố lào) lên 3 thốn (chiều rộng 1 bàn tay) trên đường Di 5-Di 11 và xác định vị trí Di 6 tại đây. Cùng mức (3 thốn từ khe cổ tay lên) là huyệt Chi câu (SJ 6)/huyệt Hội tông (SJ 7) trên lưng cẳng tay (chỗ lõm giữa xương quay và cơ/chỗ lõm giữa xương trụ và cơ) và trên bụng cẳng tay huyệt Giản sử (Pe 5) giữa các gân). -Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay, từ cạnh quay nếp gấp cổ tay đến huyệt Khúc trì nối thành một đường, cách huyệt Dương khê 3 thốn là huyệt, chỗ đó hơi lõm. -Cách châm cứu: Châm sâu từ 6 - 8 phân, cứu 3 - 7 mồi, hơ 5 phút -Chủ trị: Mũi chảy máu cam, đau răng, hầu họng sưng đau, cổ tay và cánh tay đau, liệt mặt, viêm amidan, đau thần kinh cẳng tay, đau vai và cánh tay, mắt lim dim mờ mờ, sốt rét nóng lạnh, bệnh điên nói nhiều, tai ù, phong mồ hôi không ra, đi đái dễ và nhiều, thực thì đau răng, điếc tai tả ở đó, hư thì răng lạnh, bại hoành cách bổ ở đó. -Tác dụng phối hợp: với Ngoại quan, Hợp cốc trị đau răng