7. ÔN LƯU: 溫溜(Trôi chảy mà ấm; có tên là Nghịch chú, Phi đầu; huyệt Khích)
-Vị trí: Tại cổ tay lên 5 thốn, co khuỷu tay, trên đường từ cạnh quay cổ tay lên Khúc trì, phía trên huyệt Thiên lịch 2 thốn (Cách huyệt Dương khê (Di 5, giữa hố lào) 5 thốn, cách Khúc trì (Di 11, giữa đầu nếp gấp khuỷu tay với mỏm trên lồi cầu ngoài) 7 thốn. Cách xác địnhLưu ý: Hơi co tay, đường nối huyệt Dương khê (Di 5) - huyệt Khúc trì (Di 11) chạy dọc theo đường viền xương quay cạnh cẳng tay trong tư thế ngửa, nhưng chạy dọc theo cẳng tay ở tư thế úp. Huyệt Ôn lưu (Di 7) nằm trên mặt lưng của xương quay và có vị trí ở trên đường nối của cẳng tay với nếp gấp của khuỷu tay. Đo từ huyệt Dương khê (Di 5, giữa hố lào) lên 5 thốn trên đường Di 5-Di 11 và xác định vị trí Di 7 tại đây. Huyệt Tam dương lạc (SJ/TB 8) ở phía lưng cẳng tay, cách khe cổ tay 4 thốn giữa xương trụ và xương quay, tức là cách huyệt Ôn lưu (Di 7) 1 thốn). -Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 5 phân đến 1 thốn, cứu 3 - 7 mồi, hơ 5 phút. -Chủ trị: Vai và cánh tay đau buốt, quai bị, viêm lưỡi, viêm vòm mồm, liệt mặt, bệnh hầu họng, sôi ruột, đau bụng, ụa ngược mà sặc, bí hơi ở trong cách, nóng rét đau đầu, hay cười, nói cuồng, thấy quỷ, mửa ra bọt dãi, phong nghịch sưng tứ chi, lưỡi thè lè. -Tác dụng phối hợp: với Kỳ môn chữa bị lạnh mà cứng cổ gáy